Nhà lắp ghép hiện không còn quá xa lạ đối với nhiều người bởi mật độ xuất hiện của mô hình nhà này ngày càng phổ biến. Với nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí, thi công nhanh, giải pháp hiệu quả trong việc xây nhà trên đất nông nghiệp… Cùng độ phổ biến như vậy, thiết kế của kiểu nhà này sẽ càng đa dạng hơn. Trong đó, ý tưởng làm nhà lắp ghép mái thái đang được nhiều gia chủ quan tâm. Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau để xem việt thiết kế nhà lắp ghép có nhất thiết cần phải làm mái không?
Nhà lắp ghép có gì đặc biệt?
Nhà lắp ghép là mô hình nhà tiền chế dạng khung thép, được ghép từ các vật liệu nhẹ, sản xuất sẵn tại nhà máy rồi ghép chúng lại dựa trên các liên kệ bằng tấm panel, cemboard, gỗ hoặc kính cường lực; cửa chính và cửa sổ; sàn, trần, mái nhà.
Kiểu nhà này có cấu tạo đơn giản nên thời gian hoàn thành khá nhanh hơn những mẫu nhà dân dụng xây bằng vật liệu truyền thống. Thời gian hoàn thành kiểu nhà lắp ghép này thậm chí chỉ mất 1 ngày đối với kiểu nhà cơ bản. Mẫu nhà lắp ghép thường là mẫu nhà cấp 4 đơn giản, nhà 1 tầng hay nhiều tầng, nhà vườn lắp ghép… Trước đây, những mô hình nhà tiền chế thường được dựng lên khá sơ xài chỉ mang tính chất tạm thời, không đảm bảo an toàn cho người ở.
Ngày nay, với công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều vật liệu xây dựng được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiện lợi, an toàn và thẩm mỹ mà con người đặt ra. Mô hình nhà lắp ghép cũng vậy, đa số xuất hiện nhiều ở các khu đô thị và vùng ngoại ô, chủ yếu làm nhà ở cho gia đình, văn phòng hay nhà kho. Ngoài ra, việc ứng dụng mô hình này làm nơi tạm trú cho du khách tại nơi nghỉ dưỡng cũng được nhiều chủ đầu tư áp dụng.
Một số điểm nổi bật của nhà lắp ghép so với nhà xây truyền thống:
- Tiết kiệm thời gian xây dựng: Vật liệu làm nhà thường được sản xuất tại nhà máy và chỉ cần thời gian ngắn để lắp ráp trên công trường. So với việc xây dựng truyền thống có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, quá trình thi công diễn ra nhanh chóng giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể.
- Tiết kiệm chi phí: Thường thì việc sản xuất và vận chuyển các bộ phận của nhà có thể giảm thiểu chi phí so với việc mua các vật liệu xây dựng truyền thống. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm một phần kế hoạch ngân sách xây dựng.
- Dễ dàng di chuyển và tái sử dụng: Ngôi nhà được thiết kế để dễ dàng di chuyển và lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Điều này có lợi khi bạn cần thay đổi vị trí sống hoặc sử dụng nhà làm không gian thương mại tạm thời.
- Thân thiện với môi trường: Một số loại nhà lắp ghép được làm từ vật liệu tái chế như container hoặc sử dụng vật liệu xây dựng có độ thân thiện môi trường giúp giảm thiểu tác động tiêu thụ tài nguyên và góp phần bảo vệ môi trường.
- Thiết kế linh hoạt: Thiết kế theo nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, từ những căn nhà nhỏ gọn đến những không gian lớn hơn. Bạn có thể linh hoạt trong việc thiết kế không gian theo nhu cầu và phong cách riêng của mình.
Những mẫu nhà lắp ghép giờ đây đang trở thành xu hướng trong ngành xây dựng và dần thay thế các mẫu nhà xây bằng bê tông cốt thép. Nhưng để giúp ngôi nhà được kéo dài thời gian sử dụng và tăng thêm điểm nhấn thì nhiều người sẽ yêu cầu làm thêm phần mái.
Làm nhà lắp ghép bằng mái thái
Nhà lắp ghép mái thái là mô hình nhà lấy cảm hứng dựa trên những mẫu nhà mái thái khá phổ biến tại các vùng ngoại ô, nông thôn tại Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của nhà mái thái là mái nhà được thiết kế dạng dốc cao, tạo thành một hình chữ V nghiêng. Góc dốc của mái thường nằm trong khoảng từ 30 đến 45 độ. Điều này giúp cho mái có khả năng tốt hơn trong việc thoát nước mưa nhanh chóng và giảm nguy cơ thấm nước vào bên trong ngôi nhà phù hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới của nước ta.
Kiểu mái thái có thể sử dụng vật liệu bằng ngói hoặc dùng tôn giả ngói để lợp. Mỗi loại vật liệu này sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nhưng việc lợp thêm phần mái cho nhà lắp ghép là cách giúp tăng thêm tuổi thọ cho những kiểu nhà theo mô hình này. Bởi vì so với những kiểu mái bằng thì khả năng thoát nước sẽ chậm hơn và có thể gây ra tình trạng ứ nước gây thấm dột vào bên trong nhà. Còn khi làm thêm phần mái thái có độ dốc cao là giải pháp giúp thoát nước dễ dàng, vừa tăng tính độc đáo, thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà. Kiểu nhà hiện đại kết hợp thêm phần mái thái truyền thống sẽ tạo nên nét hài hòa độc đáo vừa tinh tế vừa hiện đại.
Xem thêm: Nhà lắp ghép mái thái – Ý tưởng thiết kế không gian sống độc đáo không thể bỏ qua
Những ưu điểm mà nhà lắp ghép mái thái mang lại
- Thoát nước tốt: Kiểu mái thái có độ dốc tương đối cao nên độ thoát nước nhanh, không bị ứ động, giúp bảo vệ ngôi nhà không bị dột hay thấm nước. Đặc biệt mái thái có tính chất chống nóng khá tốt, có độ bền lâu và không tốn chi phí sửa chữa.
- Đa dạng và phù hợp mọi kiểu nhà lắp ghép: Mái thái phù hợp với nhiều kích thước nhà khác nhau. Cùng chất liệu và kiểu dáng đa dạng sẽ giúp cho chủ sở hữu lựa chọn được mẫu nhà phù hợp.
- Tạo điểm nhấn: Đây là mẫu nhà có kiểu thiết kế phần mái độc đáo giúp tạo sự khác biệt so với những kiểu nhà lắp ghép truyền thống ta thường hay thấy.
Nhà lắp ghép dạng mái thái chính là một trong những sự lựa chọn hàng đầu để tạo ra một căn nhà hoàn hảo, hiện đại và bền lâu. Nếu như bạn đang có ý định làm nhà lắp ghép thì Phước Thịnh Group chính là một trong những đơn vị thi công nhà lắp ghép hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Liên hệ qua Hotline: 0932 184 886 để được tư vấn và báo giá một cách chính xác nhất.
Pingback: Nhà lắp ghép có cần làm mái không? – Công ty Nhà Ghép